Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Vùng da bị mọc nốt đỏ do nhạy cảm: Nguyên nhân và cách điều trị

Những dấu vết mà tình trạng lên mẩn đỏ mang tới không chỉ khiến người mắc phải ngứa ngáy gây ảnh hưởng tới sinh hoạt mà nó còn có thể khiến làn da bị tàn phá, gây sẹo hoặc nhiễm trùng da nếu không được điều trị đúng cách. Đặc biệt là ở các bé mới sinh, nếu chăm sóc trẻ sơ sinh không đúng sẽ khiến da bé bị nhạy cảm, khiến bé chậm lớn, biếng ăn và nhiều hệ lụy nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ là gì?
Nổi mẩn đỏ là hiện tượng rất hay gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này sẽ khiến xuất hiện trên da những vết mẩn màu đỏ hoặc những đám sần nề, gồ cao hơn mặt da, có thể xuất hiện từng vùng hoặc lan sang khắp cơ thể. Hiện tượng này sẽ càng trở nên trầm trọng, những đám nồi mẩn đỏ sẽ càng rõ và ngứa hơn nếu người bệnh gãi ngứa.

Nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn đỏ
Thủ phạm khiến cơ thể rơi vào tình trạng nổi mẩn đỏ có thể đến bởi:

Dị ứng: da nhạy cảm với các yếu tố như: thời tiết, thực phẩm,… cũng có thể khiến cơ thể tăng cường sản xuất histamin sẽ làm tăng tính thẩm thấu của các thàh mạch máu khiến các tế bào bạch cầu sẽ theo máu đi qua thành mạch máu vào dịch mô gây nên phản ứng dị ứng tại các vung da với các vết mẩn đỏ. Đây có thể là báo hiệu của tình trạng :

-   Viêm da dị ứng: có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi có tiếp xúc với bất kỳ dị nguyên nào, các dị nguyên như: bụi, hơi, khói, quần áo, đồ dùng cá nhân (dây lưng, giầy, dép, nước hoa, phấn,…).

-   Mề đay: là bệnh dị ứng da do tiếp xúc với thời tiết (nóng, lạnh), thực phẩm (tôm, cua, nhộng tằm,…) trên cơ địa dị ứng. Mề đay có thể cấp tính hoặc mạn tính, với biểu hiện điển hình là ngứa nhiều, các sẩn to nhỏ khác nhau, có thể kết thành mảng.

Bị nhiễm khuẩn: cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập cũng là điều kiện lý tưởng khiến cho da bạn nổi mẩn đỏ.

Do yếu tố tâm lý: khi bạn rơi vào trạng thái lo lắng, căng thằng sẽ kích thích não tiết nhiều hơn serotonin và norepinpherine – những chất nội sinh có tác dụng tương tự như histamincos thể gây nên tình trạng dị ứng cho cơ thể dẫn đến nổi mẩn, ngứa.

Tình trạng này cũng có thể đến khi cơ thể gặp phải một số bệnh nội tạng trong cơ thể như: tình trạng dị ứng thuốc, bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh về gan, mật,…


Xử trí sao khi da bị nổi mẩn đỏ?
Khi thấy xuất hiện mẩn đỏ, người bệnh cần nhanh chóng xác định nguyên nhân để loại bỏ những ảnh hưởng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý:

- Xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng mẩn đỏ.

- Ngay khi thấy xuất hiện mẩn đỏ, kèm theo mẩn ngứa (do dị ứng) bạn nên dùng một mảnh vải sạch, thấm ướt nước lạnh rồi đắp lên trên vết mẩn.

-   Tuyệt đối không được chà xát, gãi lên những vết mẩn đỏ bởi việc đó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

-    Nếu cơ thể có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thời tiết, mỹ phẩm,… cần lưu ý để có thể tránh những ảnh hưởng mà bệnh có thể mang lại.

-   Tuyệt đối không dùng các loại mỹ phẩm, hóa chất bởi điều này có thể làm gia tăng những tổn thương trên da.

-   Không nên tắm quá nhiều và sử dụng nước nóng bởi điều này có thể khiến da bạn bị khô mất nước và bị bong tróc từng mảng.

- Chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin khoáng chất, đặc biệt là vitamin C – bởi đây sẽ là chất chống oxi hóa giúp cho các vết mẩn biến mất nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.  Nên kiêng những chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt và thực phẩm tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...

-   Tránh dùng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc các loại thuốc kháng histamin bởi nó có thể mangg đến những ảnh hưởng xấu cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét