Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Hướng dẫn dùng phấn rôm cho con đúng cách

Phấn rôm với khả năng thấm hút cao, được các mẹ sử dụng để tri rôm sảy và ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em. Tuy nhiên, một số trường hợp phấn rôm có thể gây dị ứng da nghiêm trọng cho bé. Thậm chí, nếu sử dụng không đúng cách, phấn rôm còn có thể gây viêm phổi. Phấn rôm được nhiều mẹ dùng để phòng ngừa và chữa trị rôm sảy, hăm tã ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, trong một số trường hợp thì sản phẩm này có thể gây dị ứng da cho bé. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị viêm phổi cho phấn rôm gây ra Có nên sử dụng phấn rôm cho trẻ Mẹ nên đổ phấn ra tay trước khi xoa lên da của bé
1/ Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh?
Đa số các phấn rôm trên thị trường hiện nay đều được kiểm duyệt an toàn bởi FDA. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Mẹ không nên sử dụng cùng lúc một lượng lớn trên da của bé, vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng da, thậm chí phồng rộp da nếu bé bị dị ứng với hóa chất có trong sản phẩm. Hơn nữa, nguy cơ bé hít phải phấn rôm cũng là một mối quan tâm của các mẹ. Theo thời gian, lượng phấn bé hít phải sẽ tồn đọng trong phổi và gây tổn thương.
   
Như bạn đã biết, da bé rất mỏng manh và mềm mại, thỉnh thoảng các loại xà bông có tính tẩy rửa mạnh có thể khiến bé khó chịu. Nếu bạn muốn chăm sóc da cho bé, cách tốt nhất là chọn loại xà bông nhẹ dịu càng ít hoá chất càng tốt và hạn chế những chất này tiếp xúc trực tiếp với làn da man cam của bé.
2/ Chọn phấn rôm an toàn cho bé
– Nên chọn phấn rôm của các nhãn hàng có uy tín để đảm bảo về chất lượng, giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng da cho trẻ.
– Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những nhãn hàng đuợc đảm bảo chất lượng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi FDA.
– Nếu da bé bị khô, mẹ nên sử dụng kem giúp cân bằng và làm mềm da thay vì tiếp tục cho con sử dụng phấn.
– Có nhiều loại phấn trẻ em trên thị trường nhưng mẹ nên ưu tiên phấn được điều chế từ tinh bột bắp. Loại phấn này đã được kiểm nghiệm và chứng minh là an toàn hơn cho trẻ em. 3/ Những lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho trẻ em
– Khi thay tã cho bé, nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.
– Không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Thay vì vậy, mẹ nên đổ lên tay và xoa nhẹ lên da của con. Từ lâu, dầu dừa đã được biết đến rộng rãi với công dụng làm đẹp, nhưng có thể bạn chưa biết những công dụng của nó đối với việc chăm sóc bé
– Không nên mở quạt hay ngồi gần của sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn. – Đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, nách. Không nên sử dụng quá nhiều. Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da.
– Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.
– Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẫn đỏ, ngứa, sưng tấy
Nguồn: MarryBaby

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Mẹo chữa nổi mề đay do dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể gây ra nổi mụn nước khắp cơ thể, khiến người mắc phải khó chịu. Bệnh chủ yếu chỉ xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết gây nên các triệu chứng biểu hiện khó chịu như: Mẩn ngứa, nổi mẩn khắp người…Nổi mề đay tuy ít gây nguy hiểm tới tính mạng song lại ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên bệnh không phải là không có cách điều trị, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh dị ứng thời tiết bằng một số mẹo đơn giản như sau:

Có thể bạn quan tâm đến Tin hot về bột giặt cho da nhạy cảm

Mùa nào dễ gây nên bệnh dị ứng nhất?

Tuy thời điểm mua gió thất thường dễ làm người có cơ địa nhạy cảm gặp phải bệnh dị ứng. Tuy nhiên không phải mùa nào cũng mùa nào cũng gặp phải tình trạng này. Theo như những gì biểu hiện thì các bác sĩ chỉ rõ ra rằng bệnh nổi mề đay dị ứng vào thời điểm bào trong mùa.
– Mùa hè: Mùa nóng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, bề mặt da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt là một trong các nguyên nhân gây viêm nhiễm, sẩn ngứa. Hơn nữa, mùa hè do nhiệt độc tấn công vào cơ thể gây nóng trong và phát tán qua da, từ đó làm nặng hơn tình trạng mẩn ngứa.
– Mùa đông: Dị ứng do lạnh là hiện tượng các phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Ngoài ra, vào mùa đông thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp, khiến da dễ bị mất nước, dẫn tới dễ bị kích ứng, nhất là những người có da khô hoặc nhạy cảm.
Dị ứng khi ra gió, gặp mưa: Nổi mề đay khi ra gió hay khi gặp trời mưa thường có liên quan tới cơ địa dị ứng, yếu tố di truyền, ứ đọng độc tố trong cơ thể hoặc đang mắc phải một số bệnh lý khác.
Mẹo chung sống hòa bình với bệnh dị ứng thời tiết

Bệnh nổi mề đay dị ứng không khó để nhận biết thông qua các triệu chứng bên ngoài như: da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột. Da của người bệnh sẽ có cảm giác rần rần, ngứa từ ít đến nhiều, thậm chí gãi mạnh gây trầy xước da mà vẫn không hết ngứa. Các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ… là những vị trí dễ bị nổi mẩn ngứa.

Khi phát hiện bệnh thì bạn có thể tham khảo một trong những cách đơn giản sau để cải thiện bệnh như:
– Dùng thuốc kháng histamin: Có tác dụng cắt cơn ngứa và làm dịu các nốt mẩn đỏ nhanh. Tuy nhiên thuốc gây buồn ngủ nên người bệnh hạn chế dùng khi phải công việc đòi hỏi tập trung cao.
– Thuốc bôi Corticoid: Bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Song không nên lạm dụng vì corticoid gây mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Các vị trí vùng da mặt và vùng da mỏng không nên dùng.
– Dùng thảo dược tự nhiên: Trong dân gian, bệnh dị ứng nổi mề đay thường gọi là phong ngứa, xuất hiện từ lâu nên lưu truyền nhiều phương thuốc, vị thuốc giúp cắt nhanh cơn ngứa như lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều, kinh giới…

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Một vài bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

Các loại bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp là gì? Nhận biết sớm các bệnh ngoài da ở trẻ có thể giúp các mẹ ngăn chặn bệnh sớm và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu hiệu quả. Sức đề kháng của trẻ em còn non nớt nên bị các yếu tố bên ngoài tấn công gây bệnh là việc rất dễ xảy ra. Nhất là các căn bệnh ngoài da rất dễ tấn công đến làn da non nớt chưa có khả năng tự vệ của trẻ em. Dưới đây là một số thông tin về các loại bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về những bệnh dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Từ đó biết được cách chăm sóc bảo vệ con em mình một cách tốt nhất nhé!

1. Mẩn ngứa ở trẻ

Đây là căn bệnh dễ gặp ở trẻ chủ yếu nguyên nhân là làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị các dị nguyên bên ngoài tấn công gây dị ứng. Thường thì hiện tượng này chỉ xuất hiện ở trẻ 2-3 tháng tuổi và sẽ mất dần khi trẻ lớn. Các triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này là tình trạng mẩn ngứa xảy ra nhiều ở mặt hoặc có khi là toàn thân. Vị trí thường gặp nhất vẫn là ở 2 bên má với hiện tượng nổi mẩn và ngứa, hình thành mụn nước. Những mụn nước này sau đó sẽ vỡ ra rồi đóng vẩy làm da bé trở nên khô ráp và ngứa hơn. Cách phòng ngừa mắc bệnh cho bé: Tốt nhất các mẹ nên phòng ngừa bệnh mề đay mẩn ngứa cho trẻ từ sớm bằng cách hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng kích ứng da như thực phẩm dễ dị ứng, chất tẩy rửa của người lớn, vệ sinh cho trẻ hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng nổi mề đay nặng thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị nhanh chóng, tránh trường hợp có thể gây sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

2. Bệnh chốc lở ở trẻ

Hiện tượng chốc lở chính là do tình trạng da ở trẻ bị nhiễm trùng bởi các tác nhân bên ngoài là vi khuẩn, nấm. Nếu cha mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách hay vệ sinh không hợp lý thì trẻ có khả năng rất cao mắc phải căn bệnh này. Triệu chứng để mẹ nhận biết bệnh chốc lở ở trể thường là xuất hiện mụn đỏ có nước hoặc mủ sau đó vỡ ra và đóng vẩy. Vùng da thường xuất hiện bệnh đó là vùng miệng, tay chân, lưng bụng…. Để phòng bệnh chốc lở cho trẻ, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ da cho trẻ hàng ngày, tuyệt đối không nên không tự ý chuẩn đoán bệnh rồi mua thuốc chữa trị vì dùng thuốc không đúng có khi còn làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nên đưa trẻ tới viện khi phát hiện bệnh chốc lở ở trẻ.

3. Bệnh thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu là căn bệnh do virus gây ra và có tốc độ lây lan nhanh chóng theo đường không khí do tiếp xúc với người bệnh. Chính vì vậy mà trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc nhiễm bệnh khá cao không chỉ sức đề kháng kém mà do trẻ thường dễ bị lây nhiễm rộng ở trường học nơi tiếp xúc với mầm bệnh cao hơn. Khi trẻ bị thủy đậu sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau: Sốt cao, da bị nổi các bọng nước khắp người và có thể kèm theo từng đợt xen kẽ bóng nước với nhau vỡ ra và gây đau rát. Trong trường hợp không vệ sinh điều trị hợp lý có thể gây viêm nhiễm dưới da và để lại sẹo rất nghiêm trọng. Vì đây là căn bệnh có thể dẫn tới những tác động nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy mà phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng cách tiêm phòng vắc xin cho trẻ là biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa bệnh tốt nhất và hiệu quả nhất.

4. Bệnh lang ben ở trẻ

Lang ben là bệnh do nhiễm vi nấm gây ra thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ vì đối tượng này có làn da nhạy cảm dễ bị tấn công, và nếu cha mẹ không ý thức được vấn đề vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ cũng rất dễ gặp phải bệnh lang ben. Với biểu hiện chính của bệnh là trên da xuất hiện các mảng da trắng là do vi nấm tấn công ở lớp biểu bì. Chúng biến đổi màu sắc của các tế bào gây nên bệnh lang ben. Tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhiều nhưng bệnh này lại gây ngứa và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, do đó cần chữa trị lang ben từ sớm để tránh bệnh ngày càng lan rộng. Phòng ngừa lang ben vô cùng đơn giản, chỉ cần vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ thường xuyên, không cho trẻ mặc đồ ẩm ướt và cho trẻ dùng khăn mặt riêng cũng giúp ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả.

5. Bệnh hắc lào ở trẻ nhỏ

Thêm một căn bệnh do virus gây ra nữa đó chính là bệnh hắc lào, bệnh thường nghiêm trọng hơn bệnh lang ben do có thể gây tổn thương da và nếu như không biết cách điều trị hợp lý thì bệnh có thê gây viêm nhiễm kéo dài ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Triệu chứng nhận biết bệnh là vùng da tổn thương thường có hình bầu dục, nổi mẩn đỏ và mọng nước ở xung quanh hình bầu dục. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên da và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vì vậy mà việc điều trị hắc lào cho trẻ cần thực hiện sớm. Trong dân gian cũng có khá nhiều cách chữa bệnh hắc lào đơn giản bằng các thảo dược thiên nhiên như chuối xanh, riềng củ, vỏ bưởi….. Trên đây là tổng hợp những căn bệnh thường gặp ngoài da ở trẻ mà các mẹ nên cảnh giác, có thể còn rất nhiều bệnh khác như: mụn nhọt, viêm da cơ địa, rôm sảy, bệnh lác….. nhưng dù là bệnh gì thì các mẹ cũng nên chăm sóc bé mới sinh theo một chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý nhất phòng ngừa bệnh này nhé!

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Vùng da bị mọc nốt đỏ do nhạy cảm: Nguyên nhân và cách điều trị

Những dấu vết mà tình trạng lên mẩn đỏ mang tới không chỉ khiến người mắc phải ngứa ngáy gây ảnh hưởng tới sinh hoạt mà nó còn có thể khiến làn da bị tàn phá, gây sẹo hoặc nhiễm trùng da nếu không được điều trị đúng cách. Đặc biệt là ở các bé mới sinh, nếu chăm sóc trẻ sơ sinh không đúng sẽ khiến da bé bị nhạy cảm, khiến bé chậm lớn, biếng ăn và nhiều hệ lụy nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ là gì?
Nổi mẩn đỏ là hiện tượng rất hay gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này sẽ khiến xuất hiện trên da những vết mẩn màu đỏ hoặc những đám sần nề, gồ cao hơn mặt da, có thể xuất hiện từng vùng hoặc lan sang khắp cơ thể. Hiện tượng này sẽ càng trở nên trầm trọng, những đám nồi mẩn đỏ sẽ càng rõ và ngứa hơn nếu người bệnh gãi ngứa.

Nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn đỏ
Thủ phạm khiến cơ thể rơi vào tình trạng nổi mẩn đỏ có thể đến bởi:

Dị ứng: da nhạy cảm với các yếu tố như: thời tiết, thực phẩm,… cũng có thể khiến cơ thể tăng cường sản xuất histamin sẽ làm tăng tính thẩm thấu của các thàh mạch máu khiến các tế bào bạch cầu sẽ theo máu đi qua thành mạch máu vào dịch mô gây nên phản ứng dị ứng tại các vung da với các vết mẩn đỏ. Đây có thể là báo hiệu của tình trạng :

-   Viêm da dị ứng: có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi có tiếp xúc với bất kỳ dị nguyên nào, các dị nguyên như: bụi, hơi, khói, quần áo, đồ dùng cá nhân (dây lưng, giầy, dép, nước hoa, phấn,…).

-   Mề đay: là bệnh dị ứng da do tiếp xúc với thời tiết (nóng, lạnh), thực phẩm (tôm, cua, nhộng tằm,…) trên cơ địa dị ứng. Mề đay có thể cấp tính hoặc mạn tính, với biểu hiện điển hình là ngứa nhiều, các sẩn to nhỏ khác nhau, có thể kết thành mảng.

Bị nhiễm khuẩn: cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập cũng là điều kiện lý tưởng khiến cho da bạn nổi mẩn đỏ.

Do yếu tố tâm lý: khi bạn rơi vào trạng thái lo lắng, căng thằng sẽ kích thích não tiết nhiều hơn serotonin và norepinpherine – những chất nội sinh có tác dụng tương tự như histamincos thể gây nên tình trạng dị ứng cho cơ thể dẫn đến nổi mẩn, ngứa.

Tình trạng này cũng có thể đến khi cơ thể gặp phải một số bệnh nội tạng trong cơ thể như: tình trạng dị ứng thuốc, bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh về gan, mật,…


Xử trí sao khi da bị nổi mẩn đỏ?
Khi thấy xuất hiện mẩn đỏ, người bệnh cần nhanh chóng xác định nguyên nhân để loại bỏ những ảnh hưởng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý:

- Xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng mẩn đỏ.

- Ngay khi thấy xuất hiện mẩn đỏ, kèm theo mẩn ngứa (do dị ứng) bạn nên dùng một mảnh vải sạch, thấm ướt nước lạnh rồi đắp lên trên vết mẩn.

-   Tuyệt đối không được chà xát, gãi lên những vết mẩn đỏ bởi việc đó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

-    Nếu cơ thể có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thời tiết, mỹ phẩm,… cần lưu ý để có thể tránh những ảnh hưởng mà bệnh có thể mang lại.

-   Tuyệt đối không dùng các loại mỹ phẩm, hóa chất bởi điều này có thể làm gia tăng những tổn thương trên da.

-   Không nên tắm quá nhiều và sử dụng nước nóng bởi điều này có thể khiến da bạn bị khô mất nước và bị bong tróc từng mảng.

- Chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin khoáng chất, đặc biệt là vitamin C – bởi đây sẽ là chất chống oxi hóa giúp cho các vết mẩn biến mất nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.  Nên kiêng những chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt và thực phẩm tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...

-   Tránh dùng các loại thuốc bôi ngoài da hoặc các loại thuốc kháng histamin bởi nó có thể mangg đến những ảnh hưởng xấu cho các cơ quan khác trong cơ thể.