Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Mẹo chữa nổi mề đay do dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể gây ra nổi mụn nước khắp cơ thể, khiến người mắc phải khó chịu. Bệnh chủ yếu chỉ xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết gây nên các triệu chứng biểu hiện khó chịu như: Mẩn ngứa, nổi mẩn khắp người…Nổi mề đay tuy ít gây nguy hiểm tới tính mạng song lại ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên bệnh không phải là không có cách điều trị, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh dị ứng thời tiết bằng một số mẹo đơn giản như sau:

Có thể bạn quan tâm đến Tin hot về bột giặt cho da nhạy cảm

Mùa nào dễ gây nên bệnh dị ứng nhất?

Tuy thời điểm mua gió thất thường dễ làm người có cơ địa nhạy cảm gặp phải bệnh dị ứng. Tuy nhiên không phải mùa nào cũng mùa nào cũng gặp phải tình trạng này. Theo như những gì biểu hiện thì các bác sĩ chỉ rõ ra rằng bệnh nổi mề đay dị ứng vào thời điểm bào trong mùa.
– Mùa hè: Mùa nóng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, bề mặt da luôn ở trong tình trạng ẩm ướt là một trong các nguyên nhân gây viêm nhiễm, sẩn ngứa. Hơn nữa, mùa hè do nhiệt độc tấn công vào cơ thể gây nóng trong và phát tán qua da, từ đó làm nặng hơn tình trạng mẩn ngứa.
– Mùa đông: Dị ứng do lạnh là hiện tượng các phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Ngoài ra, vào mùa đông thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp, khiến da dễ bị mất nước, dẫn tới dễ bị kích ứng, nhất là những người có da khô hoặc nhạy cảm.
Dị ứng khi ra gió, gặp mưa: Nổi mề đay khi ra gió hay khi gặp trời mưa thường có liên quan tới cơ địa dị ứng, yếu tố di truyền, ứ đọng độc tố trong cơ thể hoặc đang mắc phải một số bệnh lý khác.
Mẹo chung sống hòa bình với bệnh dị ứng thời tiết

Bệnh nổi mề đay dị ứng không khó để nhận biết thông qua các triệu chứng bên ngoài như: da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột. Da của người bệnh sẽ có cảm giác rần rần, ngứa từ ít đến nhiều, thậm chí gãi mạnh gây trầy xước da mà vẫn không hết ngứa. Các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt, cổ… là những vị trí dễ bị nổi mẩn ngứa.

Khi phát hiện bệnh thì bạn có thể tham khảo một trong những cách đơn giản sau để cải thiện bệnh như:
– Dùng thuốc kháng histamin: Có tác dụng cắt cơn ngứa và làm dịu các nốt mẩn đỏ nhanh. Tuy nhiên thuốc gây buồn ngủ nên người bệnh hạn chế dùng khi phải công việc đòi hỏi tập trung cao.
– Thuốc bôi Corticoid: Bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Song không nên lạm dụng vì corticoid gây mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Các vị trí vùng da mặt và vùng da mỏng không nên dùng.
– Dùng thảo dược tự nhiên: Trong dân gian, bệnh dị ứng nổi mề đay thường gọi là phong ngứa, xuất hiện từ lâu nên lưu truyền nhiều phương thuốc, vị thuốc giúp cắt nhanh cơn ngứa như lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều, kinh giới…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét